Lẹo là một bệnh thường gặp. Nên lẹo cũng rất dễ chữa trị mà bệnh nhân mắc bệnh không cần phải đến các bệnh viện mắt hay gặp bác sĩ mắt . Tuy nhiên không phải ai cũng biết biểu hiện của nó và chữa trị. Lẹo mắt là chứng viêm cấp tính, do một loại tụ cầu khuẩn xâm nhập vào tuyến chân lông mi hoặc vi khuẩn như Staphylocoque gây nên, có người chỉ bị một vài lần rồi khỏi hẳn, nhưng cũng có người mắt mọc lẹo liên tiếp, khỏi đợt này, mọc đợt khác. Đối với trẻ nhỏ đây là một bệnh thường gặp do các bé còn chưa ý thức được về vấn đề vệ sinh tay, mọi phản ứng của cơ thể đều do phản xạ, khi ngứa các bé sẽ gãi, day dụi mắt dẫn đến dễ mắc các bệnh ở mắt.
Dấu hiệu nhận biết:
Khi bị lẹo ở mắt, ban đầu mi mắt bị sưng nhẹ, đỏ, hơi ngứa và đau. Sau 1 vài ngày ở chỗ đau sẽ nổi lên một khối rắn to cỡ hạt gạo, thường mọc ở ngay bờ mi mắt hoặc dính chặt vào da mi mắt, sau 3-4 ngày lẹo sẽ mưng mủ và vỡ.
Nguyên nhân gây lẹo ở mắt
Lẹo hình thành từ sự nhiễm trùng ở vùng chân lông mi nên thường tạo cảm giác đau, khó chịu. Do có vị trí xuất hiện đặc trưng như thế nên thường gọi là lẹo ngoài. Lẹo còn có thể xuất hiện ở phía trong hoặc bên dưới mi mắt nếu một trong các ống tuyến nhờn (tuyến Meibomian) bị nhiễm trùng. Khi đó nó được gọi là lẹo trong. Lẹo còn có thể được gây ra bởi sự viêm nhiễm lan rộng từ tình trạng viêm bờ mi sẵn có.
Cách chăm sóc và điều trị bệnh lẹo ở mắt:
Bố mẹ lấy một ít bông hoặc khăng mỏng nhúng vào nước ấm, sau đó vắt khô đi một chút và áp lên mi mắt bé, làm như vậy 3 lần một ngày, mỗi lần 10 phút. Nếu sau khoảng 2- 3 ngày lẹo tiếp tục sưng to và không có dấu hiệu khỏi thì bạn nên đưa bé đến bác sĩ mắt ( hoặc bệnh viện mắt) để được tư vấn và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không được tự ý trích, rạch, nặn mủ tại nhà, tránh làm tổn thương lan rộng hoặc tái phát, để lại seo xấu gây mi quặp.
Cách phòng ngừa:
Để phòng ngừa lẹo cho trẻ, bố mẹ cần phải tập cho con thói quen rửa tay sạch sẽ. Nếu bé hay bị lẹo bố mẹ có thể dùng bông gòn tẩm một ít nước ấm hoặc nước muối sinh lý vệ sinh chân lông mi của bé mỗi ngày một lần.