1. Thế nào là đục thể thuỷ tinh:
Thủy tinh thể là một thấu kính trong suốt của mắt, giữ vai trò 1/3 trong năng lực hội tụ của nhãn cầu mắt. Công suất hội tụ của thủy tinh thể phụ thuộc vào độ trong suốt của chính thủy tinh thể. Và các mặt cong, cùng với độ dày của thủy tinh thể thì lại nằm trong giới hạn sinh lý của mắt. Thủy tinh thể cũng có chức năng lọc tia tử ngoại, tia tử ngoại là loại tia có hại cho mắt, mà tia tử ngoại lại có rất nhiều trong phổ bức xạ của mặt trời. Độ trong suốt của thủy tinh thể sẽ suy giảm khi mà các phân tử protein không được hoà tan, chúng bị tích tụ trong thủy tinh thể, và cùng với tuổi tác tăng nhanh kết hợp lại.
Các tia sáng khi đi vào mắt và qua vùng bị đục sẽ bị tán xạ, độ tán xạ càng mạnh thì càng gây giảm thị lực. Khi thị lực bị giảm xuống đến mức < 3/10 nghĩa là độ đục của thủy tinh thể đã là đáng kể.’
Phẫu thuật phaco
2. Ðiều trị bằng phương pháp phẫu thuật:
Cho đến nay phương pháp điều trị có hiệu quả duy nhất vẫn là phẫu thuật.
+Phẫu thuật PHACO là phương pháp phổ biến và đạt hiệu quả cao trong thời gian trở lại, phương pháp này rất được các bệnh viện mắt tin dùng.
+ Ưu điểm của phẫu thuật PHACO: vết mổ nhỏ;phẫu thuật PHACO lạnh chỉ có 2 mm và thị lực phục hồi nhanh chóng; xuất viện trong ngày; tỷ lệ biến chứng ít. Khi đến bệnh viện mắt thì các bác sĩ chuyên khoa sẽ thường hướng cho người bệnh áp dụng phương pháp này để điều trị.
+ Phẫu thuật đục thủy tinh thể chủ yếu dựa vào mức độ giảm thị lực, tuy nhiên vẫn cần xác định rõ ràng nguyên nhân chính gây giảm thị lực là đục thủy tinh thể chứ không phải là những yếu tố bệnh lý khác. Khi khám bệnh, luôn xem xét kĩ lưỡng về sự tương hợp giữa tính chất, mức độ đục thủy tinh thể và với mức độ suy giảm của thị lực. Thông thường thị lực kém hơn 4/10 các bác sĩ của bệnh viện mắt sẽ xem xét để chỉ định có thể phẫu thuật hay không. Các yếu tố cần xem xét kèm theo gồm có: tuổi; tính chất công việc; điều kiện sống; nhu cầu sử dụng và hoạt động của mắt hàng ngày… Nghiên cứu các vấn đè kèm theo và xác định xem nên thúc đẩy hay trì hoãn can thiệp phẫu thuật, thậm chí là có nên phẫu thuật không.
+ Trước khi xác định phẫu thuật ngoài việc khám kiểm tra mắt người bệnh còn phải kiểm tra bệnh lí toàn thân, điều này ảnh hưởng đến quyết định mổ, mức độ của thị lực sau mổ và giúp ngăn ngừa, đề phòng các biến chứng cũng như điều trị dự phòng. Về mắt có các bệnh liên quan đến tuổi tác gồm có: thoái hoá hoàng điểm người già; bệnh võng mạc tiểu đường; cận thị;… Về bệnh lí toàn thân gồm có các bệnh nội khoa: tăng huyết áp; tiểu đường; các bệnh viêm nhiễm. Vì thế trước khi phẫu thuật bệnh nhân sẽ phải trình diện cho bác sĩ chuyên khoa mắt đến cả 7-8 tờ xét nghiệm.
+ Phẫu thuật PHACO là loại phẫu thuật có độ can thiệp là tối thiểu nhất tới mắt. Phẫu thuật tiến hành và gần như không làm mắt bị chảy máu hơn nữa sẽ rất ít hoặc không đau đớn. Chỉ có bệnh nhân đặc biệt là bệnh nhân tâm thần, người bị rung giật nhãn cầu mới cần gây mê để phẫu thuật còn lại là gây tê tại chỗ và xuất viện trong ngày.
+ Khoảng 95% bệnh nhân thu được thị lực >5/10 sau phẫu thuật PHACO nếu như không có các bệnh lí khác mà mắt mắc phải.
+ Sau phẫu thuật PHACO thị lực được cải thiện. Và những lợi ích khác cho bệnh nhân gồm có: khả năng nhận biết màu sắc tăng lên; tăng khả năng đọc và nhìn gần; tăng khả năng lao động và di chuyển cũng như lái xe. Các biến chứng về vấn đề viêm nhiễm thường nhẹ, kiểm soát được. Biến chứng mà người bệnh và bác sĩ không hi vọng nhất là xuất huyết nội nhãn, viêm nội nhãn tuy nhiên chúng lại không gặp nhiều. Biến chứng muộn đục bao sau cũng có thể gặp phải, biến chứng này phải giải quyết bằng laser YAG, tuy nhiên biến chứng này dần dần đã trở thành phổ biến với bệnh nhân được phẫu thuật đặt thủy tinh thể nhân tạo.